Thời gian qua, có không ít các doanh nghiệp (DN) sử dụng đơn vị lao động tạm dừng hoạt động và phá sản đã làm ảnh hưởng không ít đến người lao động (NLĐ). Theo đó, tình trạng DN phá sản khi còn nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) nhà nước dẫn đến quyền lợi về BHXH, BHYT của NLĐ chịu ảnh hưởng không nhỏ diễn ra khá phổ biến. Vì vậy mà mới đây, BHXH Việt Nam đã có những hành động cụ thể đó là ban hành Công văn hướng dẫn về việc thực hiện chế độ hưu trí cho NLĐ khi làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp sử dụng lao động bị phá sản còn nợ tiền BHXH. Chi tiết, khi thời gian tham gia BHXH được đóng bổ sung thì tính cộng dồn với thời gian đóng BHXH để điều chỉnh lại chế độ hưởng hưu trí theo quy định của chính sách.
BHXH Việt Nam ban hành Công văn về BHXH tại các đơn vị phá sản
Chế độ BHXH đối với NLĐ tại các đơn vị sử dụng lao động phá sản
Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn 2802/BHXH-CSXH; về thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động phá sản; còn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, trường hợp người lao động làm việc tại đơn vị người sử dụng lao động phá sản còn nợ tiền bảo hiểm xã hội sẽ được giải quyết chế độ hưu trí như sau:
- Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết hưởng lương hưu đối với người lao động đủ điều kiện về tuổi; và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (không gồm thời gian còn nợ tiền bảo hiểm xã hội); theo quy định của chính sách tại thời điểm hưởng lương hưu.
- Khi thời gian tham gia bảo hiểm xã hội được đóng bổ sung; thì tính cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội; để điều chỉnh lại chế độ hưu trí; theo quy định của chính sách tại thời điểm hưởng lương hưu.
- Đồng thời xác định số tiền chênh lệch phát sinh; theo quy định của chính sách tiền lương từng thời kỳ; để chi trả bổ sung cho người lao động kể từ thời điểm hưởng.

Chế độ tử tuất, trợ cấp mai táng
Về chế độ tử tuất, giải quyết trợ cấp mai táng đối với thân nhân; khi người lao động có từ đủ 12 tháng đóng BHXH bắt buộc trở lên; theo quy định tại điều 66, luật BHXH năm 2014; hoặc có tổng thời gian đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên. Giải quyết hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân; khi người lao động có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên; có thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; mà không lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần.
Để đảm bảo quyền lợi hưởng BHXH lâu dài cho người lao động; BHXH nêu rõ: chưa giải quyết hưởng trợ cấp tuất đối với người lao động có đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên (tính cả thời gian còn nợ tiền đóng BHXH); có thân nhân đủ điều kiện và đề nghị hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
Hỗ trợ trẻ em là con của sản phụ nhiễm Covid-19 có chế độ BHXH như thế nào?
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ký ban hành Quyết định 1013/QĐ-BLĐTBXH; về việc Hỗ trợ cho trẻ em là con sản phụ bị nhiễm Covid19. Theo đó, mỗi trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19 được hỗ trợ 1 triệu đồng. Theo đó, người được hỗ trợ là những trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; được sinh ra trong khoảng thời gian từ ngày 27/4 – 31/12/2021.

Theo đó, Danh sách trẻ em được hỗ trợ do Sở Lao động – Thương binh vã Xã hội các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp. Định mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/trẻ em. Kinh phí lấy từ nguồn vận động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Quyết định 1013/QĐ-BLĐTBXH được ban hành ngày 8-9-2021.
Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục: Tại đây