Chính sách và kinh phí dùng để hỗ trợ những người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) đã và đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 được Chính phủ Việt Nam quy định cụ thể thông qua Nghị quyết số 68/NQ-CP; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg theo lệnh ban hành của Thủ tướng Chính phủ.
Nhằm triển khai thực hiện 2 quyết định trên, BHXH Việt Nam đã và đang thực hiện những biện pháp quyết liệt và hiệu quả, đồng bộ để giúp NLĐ, NSDLĐ hiểu rõ hơn về chính sách của Chính Phủ. Từ đó thực hiện đúng quy định của Nhà nước nhằm đạt được lợi ích, hỗ trợ tối ưu nhất cho DN cũng như NLĐ đang chịu khó khăn bởi dịch bệnh. Bài viết của florwand.com là các thắc mắc và giải đáp từ NLĐ, NSDLĐ và BHXH Việt Nam.
Đối tượng NLĐ nào được lập vào danh sách tham gia đào tạo?
Thắc mắc đầu tiên đó là: Theo quy định thì một trong các điều kiện để NSDLĐ được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); khi đóng đủ BHTN cho người lao động từ đủ 12 tháng trở lên; tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ. Vậy trường hợp doanh nghiệp đã đóng BHTN cho một số lao động từ đủ 12 tháng trở lên, nhưng có một số lao động mới tham gia, đóng BHTN dưới 12 tháng thì những lao động này có được lập vào Danh sách người lao động tham gia đào tạo hay không?

BHXH Việt Nam trả lời câu hỏi này như sau: Căn cứ khoản 3 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ; một trong các điều kiện để NSDLĐ được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ BHTN khi đóng đủ BHXH cho NLĐ từ đủ 12 tháng trở lên; tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ. Vì vậy, trường hợp doanh nghiệp đã đóng đủ BHTN từ 12 tháng trở lên; và có một số lao động mới tham gia; đóng BHTN (dưới 12) tháng thì những lao động này vẫn được lập vào Danh sách người lao động tham gia đào tạo.
Thời gian NSDLĐ, đơn vị SDLĐ, người SDLĐ được chuyển kinh phí hỗ trợ
Thắc mắc thứ hai: Trong thời gian bao nhiêu ngày; Đơn vị SDLĐ, người SDLĐ được cơ quan BHXH chuyển kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao trình độ kỹ năng nghề; để duy trì việc làm cho người lao động theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg?
Trả lời: Để kịp thời chi hỗ trợ cho đơn vị SDLĐ trong thời gian sớm nhất; BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 2218/BHXH-TST ngày 26/7/2021; về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố rút ngắn thời gian thực hiện; theo đó, trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; cơ quan BHXH cấp tỉnh phải thực hiện chuyển một lần toàn bộ kinh phí hỗ trợ cho NSDLĐ.
BHXH thực hiện thủ tục hỗ trợ về chính sách, bồi dưỡng, nâng cao như thế nào?
Thắc mắc thứ ba: Về chính sách giúp đỡ trong việc đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao trình độ kỹ năng nghề đối với NSDLĐ; để hoàn thiện hồ sơ; giúp đơn vị SDLĐ gửi Phương án đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xét duyệt; phía cơ quan BHXH thực hiện thủ tục hỗ trợ như thế nào?

Trả lời: Đơn vị sử dụng lao động lập Danh sách người lao động tham gia đào tạo; theo Phụ lục 1 kèm theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg; gửi cơ quan BHXH nơi đang quản lý thu BHXH đối với đơn vị qua giao dịch điện tử; hoặc Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam. Trường hợp đơn vị chưa thực hiện được giao dịch điện tử thì gửi hồ sơ giấy (gửi trực tiếp; hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích). Cơ quan BHXH giải quyết trong thời gian không quá 01 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Mức hỗ trợ cho NLĐ, NSDLĐ và thời gian nộp hồ sơ
Thắc mắc thứ tư: NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; được Chính phủ hỗ trợ bao nhiêu; và thời gian nộp hồ sơ đến ngày bao nhiêu? Trả lời: Mức hỗ trợ tối đa với chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động là 1,5 triệu đồng/người mỗi tháng; trong thời gian tối đa sáu tháng. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được nộp trong thời gian từ ngày 1/7/2021; cho đến hết ngày 30/6/2022.