Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội vừa cho biết, Tổng giám đốc và Ủy viên HĐQT của ngân hàng NCB đang muốn bán gần 7 triệu cổ phiếu. Các giao dịch dự kiến được thực hiện vào tháng 11/2021. Trong đó, tổng giám đốc Dương Thị Lệ Hà đã đăng ký bán hơn 3,67 triệu cổ phiếu của NVB, dự kiến giảm sở hữu từ 1,15% xuống tới 0,25%, tương đương 1 triệu đơn vị.
Thành viên HĐQT là ông Phạm Thế Hiệp cũng đăng ký bán khoảng 3,3 triệu cổ phiếu NVB theo phương thức thỏa thuận bắt đầu từ ngày 8/11 đến 30/11. Thông tin chi tiết về việc hai lãnh đạo của ngân hàng đăng kí thoái vốn sẽ được chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới đây của florwand.com
Hai lãnh đạo Ngân hàng NCB bán gần 7 triệu cổ phiếu
Hai lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, HNX: NVB) vừa đăng ký bán thỏa thuận gần 7 triệu cp từ ngày 08-30/11/2021 với mục đích cá nhân.
Cụ thể, ông Phạm Thế Hiệp – Ủy viên HĐQT NCB đăng ký bán 3.3 triệu cp NVB, dự kiến giảm sở hữu tại Ngân hàng từ 4.3 triệu cp (1.06%) xuống còn 1 triệu cp (0.25%).
Bên cạnh đó, bà Dương Thị Lệ Hà – Tổng Giám đốc NCB cũng đăng ký bán hơn 3.67 triệu cp NVB. Nếu giao dịch thành công, bà Hà sẽ giảm sở hữu tại đây từ 4.67 triệu cp (1.15%) xuống còn 1 triệu cp (0.25%).
Hiện, cổ phiếu NVB đang được giao dịch tại mức giá 30,100 đồng/cp (10h20 phiên 05/11/2021). Con số này gấp 2.8 lần đầu năm. Ông Hiệp hiện đang sở hữu 4,3 triệu cổ phiếu NVB. Tương đương tỷ lệ sở hữu là 1,06% vốn điều lệ ngân hàng.
Kết phiên giao dịch ngày 5/11, giá cổ phiếu NVB giảm 1,6% xuống còn 29.800 đồng/cổ phiếu. Ước tính với giá trị này, bà Hà và ông Hiệp sẽ thu về lần lượt khoảng 110 tỷ đồng và 90 tỷ đồng từ các giao dịch trên.
NCB trích hơn 132 tỷ đồng lập dự phòng rủi ro tín dụng
Về kết quả kinh doanh của NCB, khép lại quý 3, NCB trích hơn 132 tỷ đồng để lập dự phòng rủi ro tín dụng. Đồng thời không còn ghi nhận khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc. Trong khi kỳ trước dành đến 170 tỷ đồng. Kết quả, NCB thu về gần 80 tỷ đồng lãi trước thuế, gấp 15 lần cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của NCB tăng 31% so cùng kỳ (hơn 1,088 tỷ đồng). Trong khi lãi từ dịch vụ gấp 3.5 lần (101 tỷ đồng). Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 45%, ghi nhận hơn 531 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 9, nợ xấu nội bảng của NCB là 800 tỷ đồng. Tăng 191 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,51% lên 1,94%.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối bị lỗ 860 triệu đồng. Hoạt động khác bất ngờ lỗ 43,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi hơn 9 tỷ đồng.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trích gần 146 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ trích 38 tỷ đồng). Ngân hàng còn 180 tỷ đồng trích cho các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc.
Kết quả, NCB ghi nhận lãi trước và sau thuế gần 206 tỷ đồng và hơn 164 tỷ đồng. Con số này lần lượt gấp 7.2 lần và 7.7 lần cùng kỳ. Năm 2021, NCB đặt mục tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh khoảng 1,000 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, Ngân hàng đã thực hiện được 53% kế hoạch.