Các nhà đầu tư vừa chốt lời kể từ khi tỷ giá USD Index đạt mức cao nhất trong 1 năm trong tuần trước đã làm cho đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới đã tiếp tục giảm vào phiên cuối tuần thứ 3 trong tháng 10 này. Phiên cuối tuần, trên thị trường thế giới chỉ số US Dollar Index đã đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 loại tiền chủ chốt (JPY, CHF, GBP, CAD, EUR, SEK) đạt ở mức 93,61 điểm. Riêng đồng Euro so với đô la Mỹ tăng 0,03% lên 1.1652. Còn đồng bảng Anh đạt 1.3824 trong khi giá USD so với yên Nhật tăng 0,07% đạt mức 114,35.
Tỷ giá ngoại tệ khá ổn định vào đầu năm
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, tỷ giá có thể sẽ chịu áp lực tăng cuối năm nay; và năm 2022 dưới nhiều sức ép, đặc biệt là việc điều chỉnh chính sách tiền tệ từ FED. Chỉ số USD đã tăng 1% so với đầu tháng 9 sau khi FED phát tín hiệu sẽ thu hẹp chương trình nới lỏng tiền tệ (QE) từ tháng 11 năm nay và tăng lãi suất vào cuối năm tới.
Không chỉ Fed mà nhiều NHTW lớn cũng phát tín hiệu thu lại các biện pháp kích thích tiền tệ trong bối cảnh lạm phát toàn cầu đang có xu hướng tăng nhanh. Điều đó khiến các đồng tiền lớn liên tục biến động.
Tuy nhiên trên thị trường ngoại hối trong nước, USD/VND khá ổn định trong 9 tháng đầu năm nay. Thậm chí, tỷ giá còn có xu hướng giảm sau khi NHNN lại quay về với cơ chế mua-bán ngoại tệ giao ngay và hạ giá mua vào USD. Sau 2 lần hạ giá mua USD, giá mua vào USD đã được NHNN giảm tới 375 đồng/USD; mức giảm lớn nhất từ trước đến nay.
Nhiều áp lực mới tác động lên tỷ giá ngoại tệ
Một chuyên gia ngoại hối cho biết, việc chuyển sang cơ chế mua- bán ngoại tệ giao ngay một mặt sẽ giúp NHNN linh hoạt can thiệp thị trường khi cần thiết trong bối cảnh cán cân thương mại đã chuyển sang thâm hụt khá lớn. Mặt khác, điều này giúp NHNN linh hoạt hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD; góp phần duy trì ổn định mặt bằng lãi suất ở mức thấp.
Theo nhận định của giới chuyên gia, tỷ giá cuối năm đang chịu khá nhiều sức ép. Trên thị trường quốc tế; USD có xu hướng mạnh lên trước viễn cảnh Fed sẽ dần thắt chặt tiền tệ. Trong nước, tỷ giá cũng đang chịu nhiều áp lực. Đầu tiên phải kể đến là lạm phát. Hiện giá xăng dầu trong nước đang có xu hướng tăng nhanh cùng với giá xăng dầu thế giới.
Trong khi nhiều địa phương đang nới lỏng giãn cách xã hội. Tổng cầu trong nước phục hồi; trong khi sản xuất chưa theo kịp cũng sẽ tạo áp lực đến lạm phát. Bên cạnh đó, việc chính sách tiền tệ; và tài khóa được nới khá lỏng, tạo áp lực cho tỷ giá. Dễ thấy nhất là mặt bằng lãi suất đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, khiến dòng tiền tìm kiếm các kênh đầu tư khác, trong đó có USD.
Cầu ngoại tệ cuối năm được dự báo sẽ tăng cao
Đồng bạc xanh cũng phải đối mặt với sự suy yếu theo mùa, điển hình là vào cuối tháng 10. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định đồng đô la Mỹ sẽ lấy lại động lực khi các ngân hàng trung ương toàn cầu trì hoãn việc tăng lãi suất.
Đặc biệt, cầu ngoại tệ cuối năm được dự báo sẽ tăng cao, một phần do tính mùa vụ, một phần do hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi kéo theo nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu tăng cao. Trong khi đó, nguồn cung ngoại tệ không còn dồi dào như trước khi cán cân thương mại đang thâm hụt khá lớn; dòng vốn FDI, kiều hối cũng chảy chậm lại vì dịch bệnh.
KB Việt Nam nhận định, tỷ giá sẽ tăng không quá mạnh cuối năm nay nhờ kiều hối và giải ngân vốn FDI tăng trở lại, khi niềm tin nhà đầu tư được cải thiện trong kịch bản dịch được kiểm soát. Tuy nhiên, HSBC nhận định USD/VND sẽ vọt lên 23.000 đồng năm 2022.
Xem thêm bài viết khác tại đây.